Chương I: tổng quan cơ bản học nghề may

I. Nhà may Oanh đào tạo thợ may đo chuyên nghiệp, không đào tạo nhà thiết kế.

Trước hết, cần trình bày rõ một số khái niệm mà mọi người thường hay hiểu lầm:

1. Thời trang là gì? Sự hình thành kỹ thuật drapping, 2D pattern making?

Thời trang là gì?

Có thể hiểu đơn giản và khái quát rằng thời trang là cách mọi người thể hiện bản thân mình. Khi con người xây dựng các nền văn minh và khai sáng tri thức. Con người nhận ra rằng, họ không còn mặc quần áo chỉ để bảo vệ cơ thể khỏi môi trường hoặc với mục đích duy nhất là che thân.

Lịch sử hình thành kỹ thuật drapping

Lịch sử ban đầu cho thấy con người bắt đầu mặc quần áo từ khoảng 170.000 năm trước, kim khâu có niên đại cách đây ít nhất 50.000 năm và những sợi lanh nhuộm được tìm thấy trong hang động thời tiền sử ở Georgia có niên đại khoảng 36.000 năm.

Người nguyên thuỷ, sống cách đây 2.000.000 năm thường bao bọc và bảo vệ cơ thể của họ bằng cách quấn lá cấy, cỏ dệt hoặc vỏ cây, xương, hộp sọ và da của động vật đã chết. Thời gian đã trôi qua hàng triệu năm, quần áo cũng thay đổi cùng với văn hoá.

Kỹ thuật drapping

Drapping là quá trình thiết kế quần áo dạng ba chiều. Nghệ thuật drapping bắt đầu phát triển từ 3500 năm trước công nguyên. Bắt đầu từ người Mesopotamians và người Egyptians cổ đại. Thời trang Hy Lạp hình thành sau đó với việc phát minh ra Chiton (1 loại trang phục Hy Lạp cổ), peplos, chlamys và himation (một chiếc áo choàng hoặc khăn quấn). Người Etruscans và người La Ma cổ đại đã phát minh ra toga (một loại vải dài quấn và xếp nếp quanh cơ thể). Trải qua nhiều thời đại, quần áo được phân loại thành may vừa vặn (fitted) hoặc phủ lên cơ thể (draped). Một bộ quần áo fitted được may lại với nhau và mặc ôm sát cơ thể, trái với quần áo draped (VD như áo toga không cần may). Ngày nay, cả quần áo fitted và draped đều có thể được tạo ra bằng quy trình drapping. Trải qua hàng ngàn năm phát triển hình thành nên kỹ thuật drapping 3D trên manequin hiện đại, trở thành biểu tượng cũng như công cụ của những nhà thiết kế thời trang khi sáng tạo ra những thiết kế mới.

Chiton

Kỹ thuật Pattern Making

Pattern making 2D

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang, nhu cầu may mặc trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Trung bình mỗi năm người Việt chi khoảng 100.000 tỷ đồng cho quần áo. Drapping 3D không thể đáp ứng nhu cầu thị trường: Pattern Making ra đời. Drapping 3D được tối ưu thành công thức 2D sẵn sàng để sản xuất hàng loạt, phù hợp với mọi đối tượng, được tối ưu từng ngày. Pattern making những loại quần áo, váy, đầm phổ thông giúp thợ may tiết kiệm thời gian, công sức, tối đa hoá lợi nhuận.

Là người thợ may, cần phải hiểu được nguồn gốc hình thành của các kỹ thuật 3D và 2D, cũng như áp dụng thành thạo cả 2 kỹ thuật này vào công việc để đạt hiệu quả cao nhất. Tránh việc so sánh đánh giá cao thấp kỹ thuật drapping và pattern making, bởi đó chỉ là 2 công cụ giúp tạo ra sản phẩm mà thôi. Thay vì drapping những chiếc đầm A đơn giản mất hàng giờ đồng hồ, thì với công thức 2D chỉ cần cắt và may giúp ta tiết kiệm cả “tá” thời gian. Hoặc với những mẫu khó hơn, có thể kết hợp linh hoạt từng phần giữa drapping và pattern making để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

II. Thiết kế thời trang là gì? Phân biệt giữa thợ may và nhà thiết kế thời trang?

  • Thiết kế thời trang là gì?

Thiết kế thời trang là môn nghệ thuật áp dụng thiết kế, thẩm mỹ, cấu trúc quần áo và vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và các phụ kiện đi kèm. Nó bị ảnh hưởng bởi văn hóa và các xu hướng khác nhau, và thay đổi theo thời gian và địa điểm.

  • Nhà thiết kế thời trang là gì?

Fashion Designer (Nhà Thiết Kế Thời Trang) là người sử dụng các xu hướng thời trang hiện tại và sự sáng tạo của chính mình để giới thiệu các thiết kế mới và ý tưởng sản phẩm. Các nhà thiết kế thời trang giúp tạo ra hàng tỷ trang phục, giày dép và phụ kiện mua sắm hàng năm của người tiêu dùng. Nhà thiết kế nghiên cứu xu hướng thời trang, thiết kế phác hoạ quần áo và phụ kiện, lựa chọn màu sắc và vải, và giám sát việc sản xuất cuối cùng của thiết kế của họ.

  • Các nhà thiết kế quần áo tạo ra và sản xuất quần áo cho nam giới, phụ nữ và trẻ em, bao gồm mặc giản dị, trang phục, đồ thể thao, quần áo mặc, quần áo phụ nữ, và quần áo ấm.
  • Nhà thiết kế giày dép giúp tạo ra và sản xuất các kiểu giày và ủng khác nhau.
  • Các nhà thiết kế phụ kiện giúp tạo ra và sản xuất các mặt hàng như túi xách, thắt lưng, khăn choàng, mũ, hàng dệt kim, và kính đeo mắt, thêm vào các trang phục hoàn thiện.
  • Một số nhà thiết kế thời trang chuyên về quần áo, giày dép, hoặc thiết kế phụ kiện nhưng những người khác lại tạo ra kiểu dáng trong cả ba loại thời trang.

Quá trình thiết kế từ concept ban đầu đến sản xuất cuối cùng mất 18 – 24 tháng, nên các nhà thiết kế thường phải dự đoán trước mong muốn của người tiêu dùng. Các nhà thiết kế thời trang tiến hành nghiên cứu về xu hướng thời trang và giải thích chúng cho khách hàng của họ. Sau đó các thiết kế của học được sử dụng để sản xuất hàng loạt. Đó là vai trò chính của một nhà thiết kế thời trang. Ngoài ra, một số nhà thiết kế khác thiết kế riêng cho một cá nhân, hay thời trang cao cấp, nghệ thuật, biểu diễn.

Các nhà thiết kế thời trang có thể làm việc cho một hãng thời trang hoặc công ty thời trang. Tuy nhiên, hầu hết các nhà thiết kế thời trang thành lập nhãn hiệu riêng của họ. Thiết kế cho các khách hàng cá nhân, cửa hàng thời trang cao cấp. Các nhà thiết kế này tạo ra những sản phẩm original garments (trang phục nguyên bản, độc quyền), cũng như những sản phẩm theo xu hướng họ thiết lập từ trước qua các bộ sưu tập hàng năm.

Charles Frederick Worth

Thiết kế thời trang thường được coi là bắt đầu từ thế kỷ 19 bởi Charles Frederick Worth, nhà thiết kế đầu tiên gắn nhãn hiệu của mình vào quần áo mà ông tạo ra. Trước đó, việc thiết kế và sáng tạo quần áo hầu như do các thợ may vô danh phụ trách. Thành công của Worth là ông có thể ra lệnh cho khách hàng của mình xem họ nên mặc gì, thay vì làm theo sự hướng dẫn của khách hàng như những người thợ may trước đó đã làm.

  • Khác biệt giữa thợ may và nhà thiết kế thời trang?

Nhà thiết kế thời trang cần có kiến thức sâu rộng về thời trang, tính sáng tạo và khiếu nghệ thuật, am hiểu về màu sắc, chất liệu; cũng như khả năng nghiên cứu tìm tòi lịch sử thời trang và lịch sử mỹ thuật, hiểu biết nhiều về những nhân vật nổi tiếng, những xu hướng đã và đang thịnh hành. Qua đó, có thể tự mình cho ra những mẫu thiết tự sáng tạo chứ không phải sao chép ý tưởng có trước, bắt kịp xu hướng hoặc tạo ra xu hướng.

Tóm lại, khác biệt chính giữa thợ may đo và nhà thiết kế thời trang là:

  • Nhà thiết kế tạo ra xu hướng khiến khách hàng mặc theo ý muốn của nhà thiết kế, còn thợ may đo làm theo ý muốn của khách hàng.
  • Nhà thiết kế sáng tạo ra trang phục nguyên bản, còn thợ may đo vay mượn ý tưởng để tạo nên sản phẩm phục vụ khách hàng phổ thông
NTK Cao Minh Tiến đưa nghệ thuật Bài Chòi vào áo dài

Nhà thiết kế thời trang Cao Minh Tiến (xếp thứ 30 trong danh sách Thiết kế thời trang) có chia sẻ: “Giữa thợ may và nhà thiết kế thời trang chỉ cách nhau mấy bước chân thôi!”. Thật vậy, khoảng cách nhỏ đó khiến nhiều người ngộ nhận, không phân biệt rõ ràng, thậm chí đánh tráo khái niệm. Tuy nhiên “mấy bước chân” đó lại là: đam mê nghệ thuật, khiếu thẩm mỹ, sự sáng, tri thức, đam mê học hỏi không mệt mỏi. Thứ không phải ai cũng có, hoặc đủ đam mê để phấn đấu đạt được.

Bạn không có khiếu nghệ thuật, ít sáng tạo? Hãy cố gắng học hỏi phát triển bản thân để trở thành một thợ may đo chuyên nghiệp. Không có gì xấu hổ cả, mặc dù không thể tạo ra xu hướng hay thiết kế những chiếc váy đầm độc bản, bạn vẫn có thể chạy theo xu hướng, học hỏi ý tưởng của những nhà thiết kế để mặc đẹp cho chính mình, người thân, và những khách hàng phổ thông của mình.

III. Trở thành một thợ may chuyên nghiệp

  • Sự khéo léo, cẩn thận

Một đôi tay linh hoạt và khéo léo sẽ giúp người thợ may cẩn trọng, sắc nét trong từng đường vẽ, nét cắt, đường may, thậm chí là tỉ mỉ ở từng chi tiết rất nhỏ trong trang phục. Điều này chắc chắn sẽ làm bộ trang phục của bạn vô cùng trau chuốt, chỉn chu và tinh tế. Không những vậy, việc cẩn thận khi sử dụng máy may công nghiệp và các loại kéo sắc nhọn cũng giúp bạn tránh mắc sai sót, làm hỏng sản phẩm hay đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Kiên trì và bền bỉ

Để tạo ra những bộ trang phục tinh tế, đáp ứng yêu cầu khách hàng đòi hỏi người thợ may phải có sự kiên trì. Các sản phẩm không phải sẽ thành công ngay từ lần đầu thực hiện mà sẽ xảy ra nhiều sự cố. Bạn đưa ra ý tưởng như thế này nhưng việc thực hiện lại không dễ như bạn nghĩ, do đó cần sự nhẫn nại để tìm cách giải quyết khéo léo trong từng trường hợp. Nếu bạn không có sự kiên trì thì sẽ khó có thể tạo ra trang phục tinh tế, chỉn chu bởi nó đòi hỏi sự cầu kỳ và chau chuốt.

Nếu bạn dễ nổi nóng, mong muốn thực hiện mọi việc nhanh chóng, không muốn cố gắng quá nhiều thì công việc này không dành cho bạn. Một thợ may chuyên nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để học tập và thực hành nhiều lần trên các sản phẩm khác nhau. Phải kiên trì tập luyện nhiều năm mới có thể trở thành một thợ may đo chuyên nghiệp đúng nghĩa được.

  • Thường xuyên cập nhật nắm bắt xu hướng, không ngừng học hỏi hoàn thiện kỹ thuật may

Nắm bắt được xu hướng để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thời trang của khách hàng là vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp những người thợ may có thể mang đến những sản phẩm chất lượng, đẹp, hợp thời đại nên sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng, từ đó doanh thu cũng như danh tiếng của bạn được nhiều người biết đến. Còn khi bạn không cập nhật xu hướng thường xuyên, các thiết kế của bạn lỗi thời thì sẽ sớm thất bại trong ngành công nghiệp này.

Thường xuyên học hỏi thêm kỹ năng mới, hoàn thiện những kỹ thuật may cơ bản đến mức thuần thục là điều bắt buộc phải làm khi muốn trở thành một thợ may chuyên nghiệp.

Ngoài những yếu tố như thiết kế, màu sắc, chất liệu phải hợp xu hướng, thì kỹ thuật may cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có đẹp, có nét, có tinh tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật may. Tạo nên sức hút của thời trang may đo: sự tinh tế trong từng đường kim, mũi chỉ. Các kỹ thuật may cơ bản khi được chau chuốt, rèn luyện một cách nghiêm túc sẽ trở thành công cụ chính giúp hoàn thiện thiết kế của thợ may đo một cách hoàn hảo nhất. Cho dù bạn có thiết kế đẹp thế nào đi nữa, nhưng nếu không có kỹ thuật may đủ tốt thì nó cũng chỉ là một sản phẩm chắp vá; nó mãi mãi chỉ đẹp trong tưởng tượng của bạn và bạn sẽ không đủ khả năng để hoàn thiện nó thành sản phẩm thực tế để phục vụ khách hàng.

  • Khả năng giao tiếp với khách hàng tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt cũng là điểm cộng cho những người thợ may để gây ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt, có thái độ ân cần, nhẹ nhàng, tâm lý trong giao tiếp, bạn sẽ nhanh chóng hiểu ý và tư vấn cho khách hàng đúng cách. Sự tôn trọng, phục vụ nhiệt tình của bạn làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng và sẽ ủng hộ dài lâu.

Phẩm chất qua thời gian sẽ dần hoàn thiện. Đừng thất vọng nếu bạn đam mê với thời trang mà vẫn cảm thấy thiếu những tố chất quan trọng. Tóm lại, chăm chỉ thực hành nhiều và rèn luyện bản thân bạn sẽ đạt được thành công!

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC NGHỀ MAY TẠI NHÀ MAY OANH

Nhà may Oanh cam kết đào tạo đúng và đủ chương trình đào tạo đã thoả thuận. Chương trình đào tạo xem tại Đào tạo học viên – Oanh.vn

  • Phương pháp đào tạo nghề may tại nhà may Oanh
    • Các học viên sẽ được học theo phương pháp kèm 1 – 1. Đảm bảo học viên nắm được kiến thức, chưa hiểu có thể hỏi lại ngay
    • Lý thuyết và thực hành thực tế cùng lúc: Áp dụng những điều vừa học vào thực tế để hoàn thiện bài vừa học, đồng thời tạo điều kiện cho học viên tập luyện kỹ thuật may
    • 2 buổi 1 ngày, 6 ngày 1 tuần: Giúp học viên hoàn thành khoá học trong thời gian ngắn nhất, thực hành liên tục để nhớ bài và tập luyện cách may. Áp dụng thực tế bài học nhằm kiểm tra còn chỗ nào chưa nắm được, bổ sung và hoàn thiện kiến thức đã học.
    • Chương trình đào tạo thiết kế dưới dạng module: Học viên được học cách tạo ra từng thành phần của trang phục như cổ tròn, cổ tim, tay dài, tay ngắn, ben, chuyển ben…. và học các kỹ thuật hoàn thiện trang phục. Sau đó, học viên vận dụng, kết hợp những module đã học lại với nhau để tạo nên trang phục theo ý muốn. Nhà may Oanh cung cấp gần như toàn bộ kỹ thuật nền tảng để học viên tự do kết hợp thiết kế, sáng tạo.
    • Chương trình học chú trọng vào thực hành: Lý thuyết may khá đơn giản, chỉ trong thời gian ngắn học viên đã có thể học hết toàn bộ. Tuy nhiên, một sản phẩm đẹp phụ thuộc rất nhiều yếu tố về năng khiếu và kỹ thuật may, hoàn thiện sản phẩm. Trong đó: (1) lý thuyết (công thức) chỉ chiếm một phần nhỏ; (2) khả năng sáng tạo, mắt thẩm mỹ là năng khiếu mỗi người, điều này rất khó để luyện tập. Nhưng (3) kỹ thuật may – điều quyết định một phần rất lớn đến chất lượng sản phẩm, lại có thể cố gắng luyện tập được. Tại nhà may Oanh, học viên được tạo điều kiện tối đa để thực hành, nhằm đảm bảo khi kết thúc khoá học, mọi học viên đều có thể thực hiện tốt sản phẩm mà không cần phải có quá nhiều năng khiếu.
  • Phương pháp học nghề tại nhà may Oanh
    • Siêng năng học tập đều đặn
    • Tập luyện may thường xuyên, hoàn thiện kỹ thuật may
    • Linh động áp dụng, kết hợp kiến thức đã học: Học viên được học cách tạo nên trang phục, nhà may Oanh cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng để thiết kế theo ý muốn. Thời trang phát triển từng ngày, xu hướng thay đổi liên tục, học viên không thể học một cách máy móc từng cái đầm một mà trở thành một thợ may đo giỏi được.
    • Cần biết công thức khá quan trọng nhưng chỉ là công cụ hỗ trợ. Một sản phẩm đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Học viên nên tránh việc phụ thuộc vào công thức mà không luyện tập kỹ thuật may, học hỏi về chất liệu, màu sắc, kiến thức thời trang. Hơn nữa thời trang còn là môn nghệ thuật sáng tạo, học viên không nên quá cứng nhắc làm theo công thức mà nên vận dụng một cách linh hoạt để đạt hiệu quả nhất.

V. ĐỊNH HƯỚNG SAU KHI ĐÀO TẠO

Xây dựng kế hoạch marketing
  • Hoàn thiện kiến thức đã học bằng cách thực hành thực tế nhiều nhất có thể. Đây là quá trình liên tục, lâu dài. Đòi hỏi sự đam mê và tính kiên trì, hiệu quả chỉ đạt được sau quá trình cố gắng vài năm trở lên.
  • Xác định đối tượng khách hàng nhằm:
    • Tạo chiến dịch marketing phù hợp (thiết kế mẫu trưng tại tiệm, hình ảnh mạng xã hội…)
    • Nghiên cứu, học hỏi định hình phong cách thiết kế để phù hợp với tệp khách hàng. (VD: may cho giới trẻ, may đồ cưới, may cho người trung niên….)
    • Điều chỉnh công thức, cách hoàn thiện sản phẩm thích hợp với sở thích ăn mặc, độ tuổi khách hàng (VD: người trẻ thích mặc ôm, người lớn tuổi thích rộng…)
  • Điều chỉnh mức giá phù hợp kinh tế khách hàng và xứng đáng với công sức bỏ ra.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo niềm tin với khách hàng.
  • Trân quý từng khách hàng kiếm được để từng bước tạo dựng uy tín. Mỗi khách hàng đều là một cơ hội.
  • Liên tục học tập, cập nhật cũng như điều chỉnh bản thân để phù hợp xu hướng thời trang
  • Kiên trì tập luyện nhiều nhất có thể, kiên trì cố gắng năm sau phát triển tốt hơn năm trước.
Xem thêm các bài viết khác